Kiến thức cơ bản về Swift (Phần 1) – Kiểu dữ liệu


Trong bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu được Tại sao nên học Swift ?. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đâu tìm hiểu về các dữ liệu và biến trong Swift. Cũng tương tự như các ngôn ngữ lập trình khác, ngôn ngữ Swift cũng bao gồm nhiều kiểu dữ liệu khác nhau để giúp chúng ta tạo nên các dữ liệu để xử lý trong ứng dụng và dùng các kiểu dữ liệu chúng ta sẽ tạo nên các biến.
Ngoài các dữ liệu cơ bản mà ngôn ngữ nào cũng có thì Swift còn hỗ trợ thêm các kiểu dữ liệu riêng mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hướng dẫn này.
Để bắt đầu cho bài hướng dẫn này, các bạn nên sử dụng Xcode Playground để thực hành code theo các ví dụ trong bài, nó giúp bạn sẽ dễ hiểu và nhớ lâu hơn.Chạy Xcode 8, tạo mới một Playground và tiến hành hoc.

1. Biến (Variables)

  • var là cú pháp để khai báo một biến giá trị(trị của biến đó có thể thay đổi),
  • let là cú pháp để khai báo một biến hằng(giá trị của biến đó sẽ không được thay đổi trong quá trình sử dụng) .
Có 2 cách khai bào, một là khai báo không tường mình:
Ví dụ:

Khai kháo một biến tường minh:
Ví dụ:

Tóm lại, chúng ta cần xác định mục đích của biến cần tạo, về sau nó có thay đổi giá trị hay không mà từ đó sử dụng từ khóa tương ứng var hoạc let.

2. Các kiểu dự liệu trong Swift.

Như các bạn đã biết hầu như mọi ngôn ngữ lập trình điều có kiểu dữ liệu và Swift cũng không ngoại lệ. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản và tổng quát về các kiểu dữ liệu trong Swift, 
Trong Swift đều có tất cả các kiểu dữ liệu cơ bản trong C và Objective-C bao gồm:
  • Int (Int32, Int64) 
Ví dụ:
let meaningOfLife = 42
  • Float                    
Ví dụ:
let pi: Float = 3.14159
  • Double   
Ví dụ:
let abc =103.14159
  • Character      
Ví dụ:
let key: Character = “8”
  • String  
Ví dụ:
let value= “12434 Vinh 123”
Lưu ý:   Khi tạo một biết thập phân thì trình biên dịch sẽ tự ưu tiên và hiểu biến đó là kiểu Double, nếu muốn khai báo kiểu Float thì chúng ta phải khai báo biến một cách tường mình. 
Ví dụ:

Các kiểu dữ liệu tập hợp (Collection types):
  • Aray 

  • Tập hợp các trị cùng dữ liệu và được sắp xếp có thứ tự.
Ví dụ:

  • Set

  • Tập hơp các trị khác kiểu dữ liệu và không có thứ tự
 Ví dụ:

Lưu ý:
  • Để in giá trị ra màn hình console chúng ta dùng từ khóa print(…).
  • Giá trị trong Set phải được thực thi protocol Hashable , Tại sao lại thực thi protocol Hashable? Vì trong Hashable lại thực thi protocol Equatable và trong Equatable có toán tử == , toán tử này cần thiết trong quá trình so sánh và truy xuất tới các phần tử trong Set.
  • Mặc định các kiểu dữ liệu cơ bản trong Swift đều thực thi protocol Hashable (String, Int, Double, Bool)
  • Dictionary

  • Tập hợp các giá trị khác nhau, không có thứ tự, được truy xuất giá trị theo key nên key phải duy nhất.
Ví dụ:

Lưu ý:  Kiểu dữ liệu của key trong Dictionary cũng phải được thực thi protocol Hashable tương tự như kiểu dữ liệu Set.
Ngoài dữ liệu quen thuộc, Swift còn cung cấp một số dữ liệu nâng cao không có trong Objective-C như:
  • Tuples:
      • Là một nhóm các dữ liệu được gôm lại trong cặp dấu ().
      • Một Tuples có thể chứa nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.
Ví dụ:

      Cách để truy cập biến Tuples:

Lưu ý:  Nên dùng Tuples cho một nhóm các giá trị có mối liên quan tới nhau và chứa các trị cụ  thể nào đó. Bạn có thể thấy như ví dụ ở trên.
Bạn có thể tham khảo bài sau để hiểu hơn về Array,Set,Dictionary,Tuples.
Qua bài này các bạn sẽ biết được các kiểu dữ liệu trong Swift cũng như cách tạo ra một biến hoặc hằng. Hiểu được cách dùng để áp dụng nó vào trong các trường hợp cụ thể trong quá trình code để tăng hiểu xuất cho code và tránh lỗi xảy ra.
Hy vọng các bạn thích và học được nhiều kiến thức từ bài viết này. Mong các bạn chia sẽ nó để mọi người cùng học và cùng trao đổi. Mọi thắc mắc hay trao đổi về bài viết, các bạn có thể để lại bình luận bên dưới mình sẽ hỗ trợ sớm nhất.
Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi. 

Post a Comment

1 Comments

  1. Bài viết rất hay và bổ ích, cám ơn bạn rất nhiều.

    ReplyDelete